Nhu cầu thực phẩm trong nước ngày càng cao vì thế trong những năm qua ngành chăn nuôi ở nước ta khá phát triển và đạt kết quả đáng ghi nhận. Hiện nay ngành chăn nuôi đang có những dịch chuyển nhanh chóng từ chăn nuôi hộ gia đình sang chăn nuôi trang trại, công nghiệp; từ nhỏ lẻ đến quy mô lớn. Bên cạnh sự phát triển của ngành chăn nuôi đó là vấn đề ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi, nguyên nhân là do khâu xử lý nước thải chăn nuôi vẫn chưa được áp dụng hiệu quả.
Theo thông báo của tổ chức Nông Lương Thế Giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Ni tơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với CO2.
Cùng với các loại khí khác như CO2, CH4,… gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Nước thải chăn nuôi phát sinh do nước rửa chuồng trại, nước tiểu, phân và thức ăn rơi vãi nên nồng độ ô nhiễm của chất thải chăn nuôi là rất cao: COD, BOD, Nitơ, Photpho và đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh.
Áp dụng biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng vi sinh
Trong nước thải chăn nuôi heo các hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80 % protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon...dễ phân hủy sinh học và có hàm lượng dinh dưỡng cao, do đó xử lý bằng phương pháp sinh học là phù hợp nhất.
Lợi ích của biện pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng vi sinh là rất nhiều trong đó có
Giảm đáng kể công lao động
Tăng cường loại bỏ BOD/COD
Giảm khí H2S
Giảm bùn
Kinh tế/Dễ sử dụng
Thay đổi động lực sinh khối
Không cần hỗ trợ thiết bị
Tăng hiệu quả hệ thống
Tăng cường phân hủy dầu mỡ
Điều chỉnh mùi phát sinh tại nguồn
Bao gồm cả quá trình phân hủy kị khí tùy nghi
Không chứa hóa chất
Phân hủy rộng hợp chất hữu
Khử mùi