Công nghệ MBR được viết tắc bởi từ Membrane Bio Reactor, là bể sinh học màng vi lọc hay có thể hiểu là công nghệ xử lý vi sinh nước thải bằng phương pháp lọc màng, là sự kết hợp giửa phân hủy sinh học chất hữu cơ và kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc với hệ thống bể sinh học thể động, bằng quy trình vận hành SBR sục khí 3 ngăn và công nghệ dòng chảy gián đoạn. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý.
Bạn có thể hiểu cơ chế hoạt động của vi sinh xử lý nước thải trong công nghệ MBR này nó giống như bể bùn hoạt tính hiếu khí vậy, chỉ khác nhau ở chổ tách bùn sinh học của công nghệ MBR dùng màng còn bể bùn hoạt tính tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng.

Hình ảnh công nghệ lọc màng MBR
Hiện nay công nghệ MBR này được ứng dụng khá phổ biến vì nó là một trong những công nghệ hiện đại với những ưu điểm vượt trội.
Công nghệ MBR có thể vận hành ở nồng độ MLSS cao, có thể tăng 2-3 lần so với Aerotank truyền thống, từ đó gia tăng khả năng xử lý cơ chất, hạn chế bùn thải và kích thước các công trình xử lý. Không giống như những hệ thống truyền thống trước đây, sự chọn lọc vi sinh hiện diện trong thiết bị phản ứng không chịu phụ thuộc vào khả năng hình thành bông bùn sinh học và tính lắng cũng như khả năng tách ra ở dòng ra mà chỉ phụ thuộc vào màng.
Bên cạnh ưu điểm của công nghệ MBR thì công nghệ này gặp khó khăn ở chổ chi phí đầu tư còn cao, nhu cầu năng lượng cao, trong quá trình xử lý vấn đề nghẹt màng (lão hóa của màng, sự bám dính và phát triển của màng sinh học lên màng lọc, đóng cặn của các chất hòa tan, sự hút bám của các phân tử lớn hoặc chất keo tụ lên màng) dẫn đến sự giảm nhanh chóng thông lượng dòng ra, vì vậy bắt buộc chúng ta phải rửa màng thường xuyên với hóa chất.